TOR Phản biện báo cáo BHXH

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Hoạt động phản biện cho báo cáo nghiên cứu “Tổng quan và phân tích chính sách bảo hiểm xã hội”

I. BỐI CẢNH

Dự án “Quyền lao động & An sinh Xã hội bình đẳng và hòa nhập cho lao động di cư” (2017-2021) được Oxfam tại Việt Nam và Mạng lưới Hành động vì Lao động Di cư (Mnet) triển khai với mục đích cải thiện và thực thi một cách hiệu quả các chính sách an sinh xã hội (ASXH) toàn dân và quyền lao động. Dự án  hỗ trợ quá trình tập hợp và tổ chức những người lao động di cư trong nước, tạo ra các cơ chế để họ tham gia vào đối thoại xã hội với các bên liên quan về các chủ đề như quyền lao động và tiếp cận tới và hưởng lợi công bằng từ  hệ thống an sinh xã hội cho người lao động di cư. Dự án tập trung vào phụ nữ và thanh niên – không chỉ vì họ là những tác nhân của sự thay đổi, mà còn vì họ đại diện cho một số lượng đáng kể lao động di cư ở Việt Nam.

Oxfam tại Việt Nam đang hợp tác với Mạng lưới Hành động vì Lao động Di cư (M.net) và 04 tổ chức phi chính phủ Việt Nam để triển khai dự án này, nhằm đạt ba mục tiêu chính: tăng cường năng lực tổ chức của người lao động di cư, tăng cường năng lực vận động chính sách của các tổ chức xã hội, và vận động để cải thiện chính sách an sinh và quyền lao động.

Chính phủ Việt Nam đã đặt hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) làm trọng tâm trong kế hoạch mở rộng an sinh xã hội. Nghị quyết 28 đặt ra các chỉ tiêu đầy tham vọng là bao phủ 60% dân số trong độ tuổi lao động vào năm 2030, với mục tiêu cuối cùng là đạt được “bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân”. Độ bao phủ được coi là thang đo tính hiệu quả của việc thực hiện các chính sách và chương trình BHXH, với hai mục tiêu: bảo đảm cho nhiều người dân được tham gia và tăng cường mức độ bảo vệ. Tương ứng với đó,  độ bao phủ được đo lường theo hai chiếu: độ bao phủ theo chiều rộng và độ bao phủ theo chiều sâu (ILO, Social Security Report, 2011).

Với quan điểm hệ thống BHXH là trọng tâm trong kế hoạch mở rộng an sinh xã hội để đạt mục tiêu bao phủ an sinh xã hội toàn dân, bền vững -trong đó kết hợp giữa hệ thống không dựa trên đóng hưởng và hệ thống dựa trên đóng hưởng –đặc biệt giải quyết các thách thức về chính sách BHXH hiện hành đối với nhóm “bị bỏ sót ở giữa”, tháng 12/2020, Oxfam đã phối hợp với một nhóm tư vấn thực hiện báo cáo nghiên cứu “Tổng quan và phân tích chính sách bảo hiểm xã hội” đánh giá tổng quan các chính sách BHXH, đặc biệt tập trung vào Luật BHXH 2014, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về an sinh xã hội phổ quát, phân tích tính phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách bảo hiểm xã hội vừa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và vừa phù hợp với bối cảnh thực tế của Việt Nam. Tính đến tháng 02/2021, dự thảo báo cáo đã được hoàn thiện.

Oxfam &M.net có nhu cầu tuyển 5-6 tư vấn phản biện dự thảo báo cáo “Tổng quan và phân tích chính sách bảo hiểm xã hội” với mô tả công việc như sau:

 

II. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

1.Đọc, đưa ra các góp ý, và đánh giá mức độ đạt được của báo cáo nghiên cứu đối với điều khoản tham chiếu và các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu như:

  • Đánh giá tổng quan về hệ thống BHXH Việt Nam (về những kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong việc đạt được mức bao phủ như hiện nay);
  • So sánh sự phù hợp của hệ thống chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng ở Việt Nam so với các thông lệ quốc tế về an sinh xã hội;
  • Đánh giá kết quả bao phủ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện đối với lao động phi chính thức; và
  • Đề xuất chính sách nhằm mở rộng bao phủ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện cho nhóm lao động phi chính thức – nhóm lao động dễ bị tổn thương – ở Việt Nam.

2. Rà soát các trích dẫn, thông tin được đề cập trong nghiên cứu; Cung cấp thêm các thông tin và tài liệu tham khảo liên quan khác (nếu có).

3. Tham gia họp tham vấn và hội thảo phản biện để trình bày cụ thể các góp ý cho báo cáo nghiên cứu.

 

III. KẾT QUẢ ĐẦU RA MONG MUỐN

Mỗi tư vấn cần có một bài phản biện (bằng tiếng Việt, không quá 15 trang) về các khía cạnh của nghiên cứu như:

  • Tổng quan về thực trạng hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay: những kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn và thách thức;
  • So sánh và phân tích các chính sách BHXH, đặc biệt là Luật BHXH 2014, với các nguyên tắc và khung khổ pháp luật quốc tế về an sinh xã hội;
  • Đánh giá mức độ ưu tiên các khuyến nghị chính sách và xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn các khuyến nghị chính sách;
  • Và các khía cạnh khác (phương pháp nghiên cứu, cách trình bày, tài liệu tham khảo,…)

 

IV TIẾN TRÌNH PHẢN BIỆN

Quá trình phản biện do Oxfam & M.net chủ trì, theo đó, các chuyên gia sẽ gửi bài phản biện cho Oxfam và M.net, và tham gia trình bày tại hội thảo phản biện.

STT Hoạt động/đầu ra Kết quả mong đợi Thời gian
2 Chuyên gia phản biện gửi bài phản biện tới Oxfam & M.net Bản tổng hợp được gửi đến nhóm nghiên cứu Tháng 5/2021
3 Tổ chức hội thảo phản biện báo cáo, do Oxfam &M.net chủ trì Chuyên gia phản biện trình bày cụ thể góp ý, đánh giá cho từng phần của báo cáo Tháng 5/2021
4 Nhóm nghiên cứu trả lời, chỉnh sửa các góp ý (nếu có) Gửi lại bản phản biện cuối cùng cho nhóm nghiên cứu Tháng 5/2021
5 Nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo Nhóm nghiên cứu tiếp thu các phản biện; báo cáo cuối cùng được Oxfam phê duyệt Tháng 5/2021

 

V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

  1. Trách nhiệm của tư vấn:
  • Phối hợp với các thành viên phản biện khác tổng hợp phản biện và trao đổi qua lại với nhóm nghiên cứu;
  • Chuẩn bị và trình bày đánh giá tại Hội thảo phản biện báo cáo;
  • Hoàn thiện bản phản biện cuối cùng gửi nhóm nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa;
  • Cam kết tính độc lập, công bằng và bảo mật trong quá trình phản biện.
  1. Trách nhiệm của Mạng lưới Mnet và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam
  • Cung cấp cho tư vấn bản thảo đầy đủ của nghiên cứu cùng các thông tin liên quan;
  • Thống nhất với tư vấn về tiến trình và hình thức phản biện;
  • Tham gia giám sát quá trình phản biện;
  • Điều phối, kết nối nhóm phản biện với nhóm nghiên cứu;
  • Tổ chức Hội thảo phản biện báo cáo nghiên cứu.

 

VI.TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TƯ VẤN

  • Tư vấn có trình độ thạc sỹ/tiến sỹ lĩnh vực ASXH/BHXH hoặc các lĩnh vực liên quan;
  • Có kinh nghiệm ít nhất 10 năm làm về các vấn đề ASXH/BHXH hoặc các lĩnh vực liên quan;
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu về ASXH/BHXH hoặc các lĩnh vực liên quan;
  • Có hiểu biết và chuyên môn sâu về chính sách và thực trạng ASXH/BHXH tại Việt Nam;
  • Có hiểu biết về các Công ước, hiệp định, kinh nghiệm, thông lệ tốt quốc tế về ASXH/BHXH

 

VII. HỒ SƠ ỨNG TUYỂN

 

Tư vấn quan tâm gửi một bộ hồ sơ gồm:

  1. CV và tóm tắt thông tin một vài nghiên cứu, phản biện tương tự đã từng thực hiện.
  2. Đề xuất số ngày làm việc và kinh phí.

 

Thông tin gửi về:  (qua email hoặc thư)

 

Nguyễn Bích Ngọc – Cán bộ dự án

Email: ngoc.nguyenbich@lightvietnam.org

Tel: 0973460646

Địa chỉ: Lô 38 Ngõ 100 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Thời gian nhận hồ sơ: Trước 17:00 ngày 4/5/2021.