Trước tình hình dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp tính do virut Corona (COVID 19) diễn ra nghiêm trọng trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của từng Quốc gia. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có chỉ thị 15/CT-TTg, ngày 27/3/2020 về “Quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn ứng phó với dịch bệnh, bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của người dân; Trong đó có yêu cầu người dân hạn chế di chuyển đặc biệt ở Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, không tụ tập từ 10 người trở nên ngoài phạm vị công sở, tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đóng cửa các cửa hàng không cần thiết…

Các biện pháp phòng ngừa này là hết sức cần thiết, tuy nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người lao động di cư, những người đang phải thuê nhà, chỗ ở trong quá trình sinh sống tại Hà Nội, đặc biệt là những người buôn bán nhỏ, thu mua phế liệu, bốc vác, xe đẩy tại chợ đầu mối, làm việc ở các cơ sở dinh doanh dịch vụ do không bán hàng được hoặc giám bán hàng, mất việc do các cơ sở dịch vụ đóng cửa, các biện pháp phòng dịch đảm bảo “giãn cách xã hội” và đặc biệt sự thay đổi thói quen sinh hoạt của cộng đồng như là ăn uống trên đường phố, nhà hàng bằng ăn uống tại nhà; mua bán tại các chợ truyền thống, chợ tạm bằng mua bán trên mạng …vì vậy việc chi tiền mua các trang thiết bị bảo hộ cá nhân tối thiểu trong vụ dịch là một thách thức lớn đối với người di cư khu vực kinh tế phi chính thức. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm hàng hóa đã làm cho người di cư khu vực kinh tế phi chính thức không mua được các trang thiết bị bảo vệ cá nhân tối thiểu làm cho nguy cơ lây nhiễm bệnh trong nhóm này là rất cao.

Xem chi tiết báo cáo tại đây Bao cao danh gia tac dong COVID