TUYỂN NHÓM TƯ VẤN HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG CẤP QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI NƠI LÀM VIỆC

DỰ ÁN

“NỐI DÀI TƯƠNG LAI” – Góp phần nâng cao năng lực và cơ hội việc làm của lao động di cư trong nước

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TUYỂN NHÓM TƯ VẤN HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG CẤP QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI NƠI LÀM VIỆC

 (Mã hoạt động 4.1.3)

  1. THÔNG TIN CƠ SỞ

Mạng lưới Hành động vì Người lao động di cư Việt Nam – Mnet

Mạng lưới hành động vì người lao động di cư – M.net – là một liên minh với sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự khác nhau. Chương trình Quyền lao động do Oxfam triển khai tại Việt Nam đã hỗ trợ sự hình thành và phát triển của Mnet trong vài năm qua. Viện Phát triển và Sức khỏe Cộng đồng – LIGHT- là tổ chức điều phối hiện tại của mạng lưới.

Các thành viên của M.net đều là các tổ chức phi chính phủ trong nước làm việc về quyền lao động, đặc biệt là quyền của người lao động trong nước trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội và việc làm tử tế. Viện Light sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý chung dự án, triển khai các hoạt động dự án ở Hải Phòng dưới hình thức các nhóm tự lực và các hoạt động cấp quốc gia. Trong quá trình thực hiện, Viện LIGH cũng sẽ phối hợp với Trung tâm nghiên cứu – Tư vấn công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (SDRC) khi làm việc với một số doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Giới – Gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) trong các hoạt động về Bình đẳng Giới. Dự án sẽ tận dụng nguồn lực sẵn có của những đối tác địa phương (Hội Phụ nữ, Liên đoàn lao động…) cũng như các chuyên gia kỹ thuật của Việt nam trong lĩnh vực lao động, an sinh xã hội… SDRC sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc triển khai các hoạt động truyền thông tại khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các bằng chứng giám sát về việc thực thi Bộ luật Lao động, luật Bình đẳng giới tại nơi làm việc.

Người lao động di cư Việt Nam, đặc biệt là trong ngành điện tử và may mặc, hiện đang đối mặt với một trong số các vấn đề tại nơi làm việc là:

+) Hiểu biết của người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp về bình đẳng giới- bạo lực giới tại các doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất hạn chế.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2018 cung cấp số liệu về việc phụ nữ tham gia chủ yều vào thị trường lao động (có 71%). Việc phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động ở khu vực chính thức thức đã góp phần làm giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ. Tuy vậy, thực tế phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, có mức lương thấp hơn 12% so với các đồng nghiệp nam.

Tất cả phụ nữ và nam giới có quyền sống và làm việc không bị bạo lực. Tuy nhiên, trên thực tế bạo lực trên cơ sở giới vẫn xảy ra. Tình trạng này xảy ra còn gây hậu quả nghiêm trọng đối với người lao động, gia đình và cộng đồng, cũng như đối với doanh nghiệp. Ở cấp độ vĩ mô, bất bình đẳng xảy ra tại nơi làm việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền vững của nền kinh tế và gây lên sự phân biệt đối xử về giới trong lao động và việc làm

Thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc được xem là chiến lược quan trọng để đảm bảo việc làm tử tế cho phụ nữ và thúc đẩy công bằng xã hội cho người lao động nói chung, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững và ổn định về việc làm, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Theo quy định của pháp luật, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới có quyền sống và làm việc không bị bạo lực tại nơi làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế bạo lực trên cơ sở giới tại nơi làm việc vẫn xảy ra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Dự án “NỐI DÀI TƯƠNG LAI” – Góp phần nâng cao năng lực và cơ hội việc làm của lao động di cư trong nước

 

Mục tiêu chung của dự án: Người di cư làm việc trong khu vực chính thức (doanh nghiệp) được hưởng lợi cả về kinh tế và xã hội từ những cải thiện chính sách và thực hành về điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, mức lương tối thiểu… cũng như khả năng tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ an sinh xã hội.

Mục tiêu cụ thể của Dự án đó là:

  • Nâng cao năng lực của người lao động di cư, công đoàn và tổ chức xã hội để hỗ trợ cải thiện chính sách và triển khai thực hiện các vấn đề: tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thoả ước lao động tập thể.
  • Tăng sự cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn kinh doanh và xã hội của các chủ doanh nghiệp
  • Nâng cao năng lực của công đoàn, các tổ chức xã hội… trong quá trình tham gia hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện chính sách về điều kiện lao động và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người lao động di cư trong nước và gia đình của họ.
  • Truyền thông, vận động nhằm cải thiện tiêu chuẩn lao động và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho lao động di cư.

Dự án làm việc với 9 nhóm tự lực của người lao động di cư tại các khu công nghiệp tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung số lượng lớn người lao động di cư trong nước.

Trong khuôn khổ Dự án này, Viện Light – thành viên của Mnet sẽ thực hiện chiến dịch truyền thông- truyền thông sáng tạo nhằm cung cấp hiểu biết cho công chúng  và nâng cao năng lực cho người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách về bình đẳng giới tại nơi làm việc để góp phần cải thiện cơ hội làm việc và điều kiện làm việc an toàn cho người lao động trong doanh nghiệp. Để thực hiện chiến dịch truyền thông này, Viện Light/Mnet tuyển dụng tư vấn xây dựng chiến dịch truyền thông – truyền thông sáng tạo về Bình đẳng giới tại nơi làm việc liên quan đến một số khía cạnh bao gồm: (1) lương và các lợi ích khác; (2) làm việc quá giờ theo qui định; (3) tổ chức đại diện; (4) đối thoại và thỏa ước lao động động tập thể, và (5) an toàn vệ sinh lao động …. để hỗ trợ Light/Mnet thực hiện chiến dịch này.

  1. MỤC TIÊU CHIẾN DỊCH:

Mục tiêu của chiến dịch truyền thông:

Nâng cao nhận thức về các vấn đề bất bình đẳng giới trong: 1) lương và các lợi ích khác; (2) làm việc quá giờ theo qui định; (3) tổ chức đại diện; (4) đối thoại và thỏa ước lao động động tập thể, và (5) an toàn vệ sinh lao động.

Kết quả mong đợi:

+ 80% người lao động và chủ sử dụng lao động tại doanh nghiệp can thiệp được nâng cao hiểu biết về Bất bình đẳng giới tại nơi làm việc liên quan đến một sô khía cạnh trong 1) lương và các lợi ích khác; (2) làm việc quá giờ theo qui định; (3) tổ chức đại diện; (4) đối thoại và thỏa ước lao động động tập thể, và (5) an toàn vệ sinh lao động.

+ Các nhà hoạch định chính sách hiểu và nhận ra các vấn đề bất bình đẳng giới đang tồn tại tại tại nơi làm việc liên quan đến một số khía cạnh trong: 1) lương và các lợi ích khác; (2) làm việc quá giờ theo qui định; (3) tổ chức đại diện; (4) đối thoại và thỏa ước lao động động tập thể, và (5) an toàn vệ sinh lao động.

+ Công chúng biết đến các vấn đề về Bất bình đẳng giời tại nơi làm việc liên quan đến một sô khía cạnh trong 1) lương và các lợi ích khác; (2) làm việc quá giờ theo qui định; (3) tổ chức đại diện; (4) đối thoại và thỏa ước lao động động tập thể, và (5) an toàn vệ sinh lao động.

Đối tượng truyền thông là:

  • Công nhân di cư/người lao động tại các doanh nghiệp
  • Người sử dụng lao động
  • Công chúng

3 .Các công việc của Nhóm tư vấn :

Hoạt động Kết quả mong đợi Thời gian hoàn thành
Nghiên cứu các tài liệu về nhóm đích của campaign, mục tiêu chương trình Có được 1 bản tóm tắt về đặc điểm nhóm đích Tuần 4 tháng 10
Thực hiện nghiên cứu trực tiếp với nhóm đích nếu cần thiết:  Thảo luận nhóm tập trung, Thảo luận với Mnet  

Bản phân tích đặc điểm của các nhóm đích hoàn chỉnh

 

Tuần 1-2 tháng 11
Tiến hành khảo sát NLĐ về các kênh truyền thông Báo cáo sau khảo sát Tuần 2-3/11
Xây dựng và chỉnh sửa chiến dịch truyền thông cùng với Oxfam và Mnet 1 chiến lược Tuần 3-4 tháng 11
Thiết kế hình ảnh truyền thông, slogan, và các nội dung chính của chiến dịch 1 gói thiết kế Tuần 1 – 2 tháng 11
Thực hiện 2 chiến dịch truyền thông 1 chiến dịch Tuần 3/11-T4/12
Viết báo cáo chiến dịch 1 báo cáo tiếng Anh/Việt Tuần 1-2/tháng 1

 

Cơ chế làm việc

Nhóm Tư vấn làm việc trực tiếp với cán bộ dự án và báo cáo Quản lý dự án.

  1. NĂNG LỰC YÊU CẦU

Nhóm Tư vấn cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Có kinh nghiệm được chứng minh trong việc thiết kế và triển khai chiến dịch truyền thông trên các kênh truyền thông đa dạng. Đề nghị các đơn vị tư vấn nộp hồ sơ năng lực có bằng chứng về kinh nghiệm này.
  • Ưu tiên có hiểu biết tốt về lao động di cư, quyền lao động và chính sách pháp luật lao động trong nước và quốc tế; đồng thời có hiểu biết về Mạng Hành động vì lao động di cư Mnet và các tổ chức thành viên, các đối tượng đích của dự án.
  • Ưu tiên có hiểu biết và kinh nghiệm về bình đẳng giới BĐG và kỹ năng truyền thông sáng tạo cho công nhân

Nộp hồ sơ:

Nhóm tư vấn quan tâm vui lòng chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Email bày tỏ sự quan tâm và mức phí tư vấn mong đợi.
  • Lý lịch, kinh nghiệm làm việc của nhóm tư vấn

Hạn cuối nhận hồ sơ: 10h ngày 25/10/2021. Chúng tôi sẽ liên hệ với ứng cử viên phù hợp với nhiệm vụ

 

  1. MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đinh Thị Thu- cán bộ dự án. Email: thu.dinhthi@lightvietnam.org ; SĐT 0908 716 777