Phần đông phụ nữ DTTS hiện vẫn đang phải đối mặt với các rào cản trong tiếp cận và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, trong đó có bình đẳng giới và đảm bảo quyền về kinh tế. Những định kiến truyền thống về vai trò nam – nữ khiến phụ nữ DTTS gặp nhiều khó khăn và rất ít cơ hội được quyết định các vấn đề liên quan đến sinh kế. Đa số phụ nữ DTTS chưa nhận thức đầy đủ về giá trị bản thân; chưa mạnh dạn vươn lên trong học tập và phát triển sinh kế, cải thiện việc làm và thu nhập. Mặt khác, thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư, thiếu đất sản xuất… khiến thu nhập của lao động người DTTS thường không ổn định nên người DTTS có xu hướng di cư tìm việc làm là tất yếu khi mà ở địa phương, họ rất chật vật trong việc tạo sinh kế, có thu nhập bền vững.
Bên cạnh đó, với tác động về các vấn đề sức khoẻ – kinh tế- xã hội gây ra bởi đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới các nhóm yếu thế, đặc biệt là phụ nữ DTTS ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở Việt Nam.
Ngày 9/8/2021, Quỹ Canada cho sáng kiến địa phương (CFLI) thông qua Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đã ký tài trợ dự án ““Phụ nữ dân tộc thiểu số – Hạt nhân của sự thay đổi – Tăng cường năng lực kinh tế và xã hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam” trị giá VND 541.975.000 (CAD 29.787), cho Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ÁNH SÁNG – LIGHT để triển khai một số can thiệp với nhóm phụ nữ DTTS tại xã Pá Khoang, thuộc thành phố Điện Biên, tỉnh Điên Biên và phụ nữ DTTS di cư làm việc tại Hà Nội từ tháng 8 năm 2021 đến hết tháng 2 năm 2022. Các can thiệp hướng tới hỗ trợ và tăng cường năng lực kinh tế- xã hội, giúp ứng phó với những tác động trong quá trình tự chủ kinh tế – bình đẳng và ảnh hưởng của đại dịch cho nhóm phụ nữ này. Những nhu cầu và khó khăn trong quá trình phát triển sinh kế, tiếp cận những nguồn lực sẵn có của phụ nữ DTTS tại địa phương sẽ được xác định và làm nền tảng cho quá trình thiết kế các can thiệp về nâng cao năng lực, truyền thông nâng cao nhận thức, thúc đẩy và phát huy vai trò thủ lĩnh của những hạt nhân thay đổi, là những phụ nữ DTTS tích cực lựa chọn và bồi dưỡng, để làm nền tảng cho những thay đổi từ bên trong của cộng đồng. Các sản phẩm truyền thông thân thiện với phụ nữ DTTS sẽ được xây dựng nhằm lan tỏa các thông điệp về bình đẳng giới, di cư an toàn…rộng rãi hơn đến cộng đồng DTTS. Phụ nữ DTTS sẽ được hỗ trợ tham gia các nhóm tiết kiệm thôn bản, được hướng dẫn kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi để phát triển sinh kế hộ gia đình, được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Phụ nữ DTTS di cư và nhóm di cư tiềm năng sẽ được cung cấp thông tin và trang bị kĩ năng nhằm đảm bảo di cư an toàn và công bằng, tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội tại nơi đến và được hỗ trợ tham gia các đoàn thể địa phương để đảm bảo quyền lợi của mình. Một số hoạt động vận động chính sách sẽ được triển khai nhằm tăng cường cam kết từ các bên liên quan nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển và thúc đẩy vai trò xã hội của phụ nữ DTTS.
Khoảng trên 200 chị em phụ nữ DTTS và gia đình của họ sẽ được hưởng lợi từ các can thiệp này. Đặc biệt 15 chị em có tinh thần, ý chí và mong muốn thay đổi bản thân sẽ được lựa chọn để trở thành những Hạt nhân thay đổi để nhận hỗ trợ trực tiếp về nâng cao kiến thức, kỹ năng về sinh kế, bình đẳng giới, di cư an toàn tại địa bàn ở Điện Biên và Hà Nội. Họ được kết nối để tiếp cận các nguồn lực, được các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, khích lệ để chủ động học hỏi, làm chủ cuộc sống của mình, góp phần phát triển kinh tế – xã hội cũng như hướng đến mục tiêu bình đẳng giới của địa phương và của Việt Nam.
Đây là một cơ hội giúp gia tăng cơ hội tự chủ kinh tế cho phụ nữ DTTS để họ nâng cao vị thế trong bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo di cư công bằng và an toàn khi tìm kiếm việc làm tăng thu nhập, cải thiện điều kiện kinh tế cho gia đình.
Chị Cà T. Q, 34 tuổi, quê Sơn La, người dân tộc Thái di cư xuống Hà Nội làm việc ở KCN Bắc Thăng Long cho biết “Ở quê khó khăn quá nên vợ chồng em phải xuống Hà Nội tìm việc làm để có thu nhập. Em sống cùng bố mẹ đẻ, chồng em cùng hai con gái nhỏ trong một căn phòng trọ chật chội. Hiện gia đình em đang phải chi trả tiền điện, nước cao hơn mức giá quy định. Hai con gái em đang gửi ở trường tư cũng tốn kém. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bố em và chồng em làm thợ xây đã mấy tháng phải nghỉ việc không có thu nhập. Công việc của em cũng không ổn định do nhà máy cho công nhân giãn việc, nghỉ việc luân phiên để phòng tránh dịch. Hiện nay em cũng chưa nhận được hỗ trợ của Nhà nước. Em mong có thông tin và biết được làm sao để nhận được những hỗ trợ này vì cuộc sống của gia đình em hiện đang vô cùng khó khăn.” Những khó khăn này cùng với những vấn đề tương tự trong hành trình di cư lao đông của phụ nữ DTTS sẽ được Viện Light đồng hành và hỗ trợ khắc phục trong các hoạt động can thiệp trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thu Giang, đồng chủ tịch sáng lập Viên LIGHT nhấn mạnh “Nguồn lực hỗ trợ từ CFLI thông qua ĐSQ Canada là một cơ hội quan trọng để Viện LIGHT nhân rộng hiệu quả các hoạt động mà Viện LIGHT đã làm trong thời gian qua tại Điện Biên nói riêng và cho phụ nữ DTTS nói chung. Viện LIGHT sẽ tài liệu hóa các hoạt động để chia sẻ với các địa phương, các Bộ ban ngành và các tổ chức xã hội để lan tỏa mô hình này để giúp cho ngày càng nhiều phụ nữ DTTS có cơ hội phát triển, tự tin làm chủ, nhất là trong phát triển kinh tế và bình đẳng giới”.
“ÁNH SÁNG cho CUỘC SỐNG tốt đẹp hơn
Another opportunity in economic empowerment and gender equality for ethnic minority women
Most ethnic minority women are still facing barriers in accessing and enjoying the development gains, including gender equality and economic rights. Traditional stereotypes about male-female roles make EM women face many difficulties and have few opportunities in decision-making on issues related to livelihood. The majority of ethnic minority women are not fully aware of their self-worth; have not dared to rise up in learning, livelihood development, employment and income improvement. On the other hand, lack of knowledge, investment capital and farmland … make the income of ethnic minority workers often unstable, leading to their labour migration for more sustainable income.
In addition, the Covid-19 pandemic impact related to health – economic – social problems has greatly affected disadvantaged groups, especially ethnic minority women in remote, isolated and disadvantaged areas in Vietnam.
On August 9, 2021, the Canada Fund for Local Initiatives (CFLI) through the Canadian Embassy in Vietnam signed a grant: “Ethnic minority women- Champion of change – economic and social empowerment for ethnic minority women in Vietnam” worth VND 541,975,000 (CAD 29,787), based on the experience and capacity of the organization, selected and supported the Institute for Development and Community Health – LIGHT to implement a number of interventions with ethnic minority women in Pa Khoang commune, Dien Bien city, Dien Bien province and migrant ethnic minority women working in Hanoi from August 2021 to the end of February 2022.
The interventions are aimed at supporting and strengthening socio-economic strength, helping to cope with those operating in the process of economic ownership – equality and the impact of the pandemic for this group of women. The requirements and difficulties in the process of developing the plan, accessing the available resources of ethnic minority women in the locality will be identified and used as a basis for the design process that can improve the capacity, communication raise awareness, promote and develop the role of change personnel who are ethnic minority women actively selected and supported, to be as the foundation for changers within the community. Ethnic women-friendly media products will be developed with the aim of spreading messages about gender equality, safe migration… more widely to the ethnic minority community.
Ethnic minority women will be supported to join village savings groups, receive instruction on cultivation and husbandry techniques to develop household livelihoods, raise awareness about gender equality and prevention of gender-based violence. Migrant ethnic minority women and potential migrant groups will be provided with information and skills to ensure safe and equitable migration, access to social security services at the destination and supported to join local unions to ensure their interests A number of advocacy activities will be carried out to strengthen commitments from stakeholders to create a favorable environment for the development and promote the social role of ethnic minority women.
About 200 EM women and their families will benefit from these interventions. In particular, 15 women who have the willness and desire to change will be selected to become Agents of Change will receive direct support in improving knowledge and skills on livelihoods, gender equality, safe migration in Dien Bien and Hanoi. They are connected to access resources, receive technical support and encouragement from technical experts to actively learn to master their lives and contribute to socio-economic development, achieving their goals and gender equality in the locality and in Vietnam as a whole.
This is an opportunity to increase economic empowerment for ethnic minority women so that they can improve their position in gender equality and fight against gender-based violence, ensure fair and safe migration to find jobs to increase their income and economic conditions for their family.
Ms. Ca T. Q, 34, a Thai from Son La, who has immigrated to Hanoi to work in North Thang Long Industrial Park said: “it was so difficult in the countryside, so my husband and I had to move to Hanoi to find jobs to earn an income. I live with my parents, husband and two young daughters in a cramped motel room. Currently, my family is paying for electricity and water with the rate higher than normal. My two daughters are sent to private school which is also expensive. Due to the impact of the Covid-19 pandemic, my father and my husband who worked as builders for a few months, had to quit without any income. My job is also unstable because of social distancing and we have to work in rotation. I have not yet received support from the State’s social protection support package. I hope to have information and know how to apply for this support because my family’s life is in great difficulty right now.” These difficulties and similar problems in the labor migration journey of ethnic minority women will be helped to remove and supported by the Light Institute in its intervention activities in the coming time.
Ms. Nguyen Thu Giang, Co-Founder of LIGHT Institute emphasized, “The support from CFLI through the Canadian Embassy is an important opportunity for LIGHT to effectively replicate the activities that the LIGHT Institute has done in the past time in Dien Bien in particular and for ethnic minority women in general. LIGHT Institute will document activities to share with localities, ministries and social organizations to spread this model to help more and more ethnic minority women have the opportunity for increased self-confidence in economic development and gender equality”.
“LIGHT for better LIFE”