Trong khuôn khổ dự án “Thành phố an toàn và thân thiện cho trẻ em gái”, nhằm nâng cao nhận thức của lực lượng công an về các vấn đề bình đẳng giới, chuẩn mực giới và vai trò giới, trang bị kiến thức và hướng dẫn áp dụng những kiến thức đó vào việc phòng ngừa và ứng phó cũng như giải quyết các vụ việc, và củng cố các cơ chế giải quyết vụ việc liên quan đến bạo lực giới ở nơi công cộng. Viện Light cần tuyển tư vấn tập huấn cho khoá tập huấn lực lượng an ninh tại Đông Anh trong tháng 5 – 6/2022.

A. Thông tin chung:

Dự án “Thành Phố An toàn và Thân thiện với trẻ em gái” giai đoạn 1 được triển khai từ năm 2016 đến năm 2020. Theo đánh giá, giai đoạn 1 đã đạt được nhiều kết quả mang tính tích cực như: tạo ra sự thay đổi cá nhân cho thanh thiếu niên thông qua các hoạt động của CLB COC, các sự kiện truyền thông, thu hút trẻ em và thanh thiếu niên trong các sáng kiến truyền thông và đối thoại; tạo ra sự thay đổi về chuẩn mực xã hội giữa các nhóm đối tượng hưởng lợi tại huyện Đông Anh. Dự án được tiếp tục triển khai giai đoạn 2 (2021-2023) với mục tiêu tổng thể hướng tới Các thành phố của Việt Nam an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái

Mục tiêu cụ thể của dự án:

Mục tiêu 1: Thái độ và hành vi của các em gái, em trai và thanh thiếu niên LGBTIQ+ phù hợp với bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái
Mục tiêu 2: Các nhóm thanh thiếu niên mang tính chuyển biến giới hợp tác với xã hội dân sự để vận động cho mô hình thành phố An toàn.
Mục tiêu 3: Người dân, cha mẹ, người chăm sóc hành động để thúc đẩy an toàn của em gái ở nơi công cộng và trên phương tiện công cộng.
Mục tiêu 4: Các cơ quan thành phố và quận huyện tham gia và hành động để cải thiện vấn đề an toàn em gái nơi công cộng và trên phương tiện công cộng
Mục tiêu 5: Cán bộ nhân viên ngành GTVT ủng hộ và hỗ trợ vấn đề an toàn của em gái khi sử dụng phương tiện công cộng

B. Mục đích khóa tập huấn:

Giảng viên sẽ thực hiện triển khai các lớp tập huấn với lực lượng công an huyện và 24 xã, thị trấn của huyện Đông Anh nhằm nâng cao nhận thức của lực lượng công an về các vấn đề bình đẳng giới, chuẩn mực giới và vai trò giới, trang bị kiến thức và hướng dẫn áp dụng những kiến thức đó vào việc phòng ngừa và ứng phó cũng như giải quyết các vụ việc, và củng cố các cơ chế giải quyết vụ việc liên quan đến bạo lực giới ở nơi công cộng.

C. Kết quả cụ thể:

Sau khóa tập huấn, các cán bộ của lực lượng an ninh địa phương, công an xã, huyện có thể:

Hiểu rõ vấn đề mất an toàn của phụ nữ, trẻ em gái tại nơi công cộng do thực trạng quấy rối, xâm hại tình dục
Hiểu quan điểm cá nhân về khuôn mẫu, định kiến giới đang ảnh hưởng đến thái độ và phương pháp giải quyết các vụ việc quấy rối tình dục trẻ em gái, phụ nữ.
Cam kết có các hành động cụ thể, các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời giảm thiểu rủi ro về bạo lực giới ở các không gian công cộng và tư nhân.

D. Phương pháp :

Phương pháp tập huấn chủ yếu được sử dụng là phương pháp có sự tham gia, trong đó tập trung vào kinh nghiệm, chia sẻ của tập huấn viênlấy học viên làm trung tâm

E. Nội dung tập huấn:

Theo tài liệu tập huấn cho lực lượng an ninh do tổ chức Plan quốc tế biên soạn (Police module) và đã được dịch sang tiếng Việt, có bổ sung them các thông tin liên quan đến thực tiễn cũng như quy định pháp luật Việt Nam

F. Thành phần:

08 lớp tập huấn, bao gồm 01 lớp cấp huyện và 07 lớp cấp xã; mỗi lớp 2 ngày tập huấn
Thành phần (cấp huyện): cán bộ ngành an ninh của huyện Đông Anh (tập trung các đơn vị bảo vệ trẻ em, điều tra truy tố xét xử các vụ việc xâm hại trẻ em, công an giao thông…)
Thành phần (cấp xã): Trưởng/phó công an xã, công an viên, dân phòng/xã). Có thể mời bổ sung thêm Hội phụ nữ, nhà trường nhưng chỉ đến tối đa là 1/3 lớp tập huấn

Số lượng học viên: từ 25 – 30 người/lớp

G. Thời gian, địa điểm tổ chức tập huấn:

Địa điểm: tại địa bàn các xã, thị trấn huyện Đông Anh (sẽ thông báo cụ thể sau)
Thời gian: Dự kiến trong tháng 5 & 6/2022

(Thời gian chi tiết sẽ được sắp xếp và thống nhất với giảng viên)

H. Các yêu cầu của việc triển khai hoạt động:

Giảng viên chuẩn bị kế hoạch bài giảng, pre-test & post-test, bài trình bày và gửi cho LIGHT ít nhất 3 ngày trước tập huấn.
Phối hợp với cán bộ dự án để triển khai hoạt động tập huấn theo kế hoạch.
Nội dung giảng dạy có thể được điều chỉnh trong quá trình diễn ra tập huấn để phù hợp với bối cảnh địa phương
Báo cáo chung của 8 lớp lớp tập huấn (trong vòng 7 ngày sau tập huấn)
I. Phí tư vấn: Phí tư vấn áp dụng theo định mức của Plan Việt Nam.
02 ngày: chuẩn bị bài giảng, pre- post test, viết báo cáo nhỏ cho từng lớp tập huấn. Trong báo cáo cần đưa ra những góp ý để sao cho bộ tài liệu được Việt hóa một cách phù hợp với bối cảnh Việt Nam
02 ngày: giảng dạy/lớp * số lớp giảng dạy thực tế
Lưu ý: Định mức 2 ngày chuẩn bị bài giảng, viết báo cáođược áp dụng cho 01 giảng viên, kể cả trong trường hợp 1 giảng viên giảng nhiều lớp, ngày chuẩn bị bài giảng không tính thêm.
Báo cáo tổng hợp: 1 ngày. Báo cáo chung cho 8 lớp tập huấn, do trưởng nhóm giảng viên thực hiện. Trong báo cáo cần đưa ra những góp ý để sao cho bộ tài liệu được Việt hóa một cách phù hợp với bối cảnh Việt Nam

J. Yêu cầu chuyên môn đối với giảng viên:

Có ít nhất 5 năm làm việc trong lĩnh vực tương tự (bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới,…).
Có kinh nghiệm thực hiện các khóa đào tạo đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế.
Có kinh nghiệm đào tạo cho cán bộ ngành an ninh, biên phòng là một lợi thế.
Có kĩ năng đào tạo theo phương pháp có sự tham gia.
Làm việc có trách nhiệm, cam kết, đúng hạn.
Ứng viên gửi hồ sơ theo thông tin liên hệ:
Trần Lê Linh – CB quản lý dự án,
Email: linh.tranle@lightvietnam.org;
SĐT: 0946838078