Nhằm phổ biến mô hình xây dựng và vận hành điểm tin cậy – tạm lánh đã được hoàn thiện, viện LIGHT cần tuyển tư vấn thực hiện phim hoạt hình mô tả về quy trình xây dựng và vận hành điểm tin cậy – tạm lánh tại cộng đồng.

 1. Điều khoản tham chiếu

 Chức danh: Tư vấn/ Nhóm tư vấn xây dựng clip hoạt hình Quy trình xây dựng, vận hành điểm tin cậy – tạm lánh cho người bị bạo lực giới tại cộng đồng               

Địa điểm: Điện Biên và Hà Nội

Thời gian: Tháng 12/2021

Báo cáo cho: Dương Thị Hoa – Cán bộ dự án

2. Thông tin về Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT

Viện LIGHT được thành lập năm 2003 theo quyết định 678/TC-LHH và giấy phép hoạt động số A190 của Bộ Khoa học công nghệ. (Tiền thân của LIGHT là Trung tâm nghiên cứu và phổ biến Sức khoẻ sinh sản – RHIAC, thành lập năm 1995). LIGHT cam kết và hướng tới việc đảm bảo các Quyền của con người, hoạt động vì sự bình đẳng và công bằng cho tất cả các đối tượng trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.Trải qua gần 20 năm hoạt động, Viện LIGHT đã thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ và đã xây dựng được mối quan hệ bền chặt, gắn bó với Quốc Hội và các cơ quan chính phủ của Việt nam như: Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch….. với các ban ngành đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc Việt nam, Tổng Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội nông dân …… Viện LIGHT cũng được nhiều đối tác và nhà tài trợ chiến lược tin tưởng và ủng hộ như: UN Women, Tổ chức lao động quốc tế ILO, EU, tổ chức CARE quốc tế, Plan quốc tế, Oxfam tại Việt nam, đại sứ quán các nước tại Việt Nam,…

3. Thông tin về dự án

Bạo lực trên cơ sở giới (hay Bạo lực Giới – BLG) đã trở thành một hiện tượng phổ biến khi tỷ lệ người chấp nhận BLG đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với Phụ nữ (2019) cho biết 63% phụ nữ ở Việt Nam đã (từng) kết hôn phải trải qua ít nhất một trong các hình thức bạo lực như bạo lực về thể xác, tình dục hoặc tinh thần. Bạo lực do chồng/bạn tình gây ra phân theo nhóm dân tộc có sự khác biệt đáng kê. Tỷ lệ bạo lực thể xác và/hoặc bạo lực tình dục cao nhất ở nhóm phụ nữ dân tộc Nùng cả trong đời (42,8%) và trong 12 tháng qua (25,8%). Kiểm soát hành vi k đặc biệt cao ở nhóm phụ nữ dân tộc H’Mông (54,7% trong đời và 25,6% trong 12 tháng qua) và dân tộc Dao (51,3% trong đời và 32,0% trong 12 tháng qua). Bạo lực kinh tế đối cũng cao với phụ nữ dân tộc Dao (45,8%) – gấp đôi trung bình toàn quốc (20,6%).

Trong các trường hợp BLG, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) là nhóm đối tượng bị tổn thương do cộng đồng nơi họ sinh sống vẫn nặng nề phong kiến và gia trưởng, nam giới thường làm chủ mọi quyết định trong gia đình và vị trí người phụ nữ trong gia đình thường thấp kém, không được coi trọng; đồng thời, hành vi bạo lực của nam giới còn bị ảnh hưởng bởi rượu, bia. Đối với phụ nữ DTTS, tiếp cận với dịch vụ và công lý cũng bị hạn chế do vị trí địa lý, khả năng sử dụng tiếng phổ thông và hạn chế về di chuyển.

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc xây dựng chính sách và pháp chế để thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn chặn bạo lực giới. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) và bạo lực giới được nêu trong Hiến pháp, Luật bình đẳng giới (2006), Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình (2007) và Kế hoạch hành động Quốc gia về Phòng chống Bạo lực Giới (2016).

Điện Biên, thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, với 44% dân số được xếp loại nghèo  và được xác định là tỉnh địa bàn dự án; Các nhóm DTTS chiếm 80% dân số trên cả vùng, với nhóm dân tộc chiếm đa số là dân tộc Thái (40%) và H’Mong (31%). Nghiên cứu khảo sát đầu vào của dự án Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng DTTS miền núi phía Bắc trong phòng ngừa và ứng phó với BLG – Dự án SUSO chỉ ra rằng có 77% phụ nữ được phỏng vấn bị  một trong các hình thức bạo lực gia đình trong vòng 12 tháng qua, nghiên cứu định tính cũng cho thấy BLG là vấn nạn phổ biến và được coi là bình thường tại tỉnh Điện Biên.

Kể từ tháng 3/2018, viện LIGHT đã thực hiện chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về nguyên nhân và hình thức bạo lực, cải thiện chất lượng và kết nối các dịch vụ hỗ trợ người bị BLG, từ đó tăng cương tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong phòng ngừa và ứng phó với BLG. Dự án đã thí điểm 16 điểm tin cậy – tạm lánh tại cộng đồng tại 4 xã dự án, các hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình này đã được thực thiện trong tháng 8 – 10/2021, kết quả của chuỗi hoạt động này là 1 tài liệu về Quy trình xây dựng và vận hành điểm tin cậy – tạm lánh đã được hoàn thiện.,

Nhằm phổ biến mô hình này, viện LIGHT cần tuyển tư vấn thực hiện phim hoạt hình mô tả về quy trình xây dựng và vận hành điểm tin cậy – tạm lánh tại cộng đồng.

 4. Mục tiêu chính

Tư vấn làm việc với LIGHT và các cơ quan, tổ chức liên quan tại Điện Biên và Hà Nội để xây dựng clip hoạt hình ngắn với mục tiêu:

  • Phản ánh được quy trình xây dựng và vận hành điểm tin cậy – tạm lánh, trong đó thể hiện được tiêu chí lựa chọn, quy trình đón tiếp và hỗ trợ người bị bạo lực giới tại điểm tin cậy – tạm lánh

5. Phạm vi công việc và kết quả chính

5.1 Phạm vi công việc/trách nhiệm

Tư vấn cần thực hiện các công việc như sau:

  • Liên lạc và trao đổi thường xuyên với viện LIGHT trong suốt quá trình làm clip
  • Thực hiện clip hoạt hình dựa vào tài liệu Quy trình xây dựng và vận hành điểm tin cậy – tạm lánh do bên LIGHT cung cấp

5.2 Sản phẩm cần tạo ra:

Các sản phẩm đầu ra dưới đây cần được LIGHT và đối tác chấp nhận, bao gồm:

  • 01 Kịch bản dựng chi tiết
  • 01 Clip hoàn chỉnh

6. Dự kiến thời gian

Kết quả Thời gian

(Số ngày dự kiến)

Hạn chót
1.     Gửi bản đề xuất kinh phí và khung kịch bản 3  07/12/2021
2.     Các cuộc họp trao đổi thống nhất kịch bản chi tiết 2 Trước 15/12/2021
3.     Xây dựng và hoàn thiện sản phẩm 5 Trước 25/12/2021
TỔNG 10 ngày

 

7. Tiêu chí lựa chọn

  • Ứng viên có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực quay, dựng clip
  • Có hiểu biết về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực giới
  • Có kỹ năng làm việc với nhóm dân tộc thiểu số
  • Có khả năng làm việc độc lập
  • Đã có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức VNGO và INGO là một lợi thế

8. Phí tư vấn

Mức phí tư vấn được thỏa thuận và thống nhất giữa hai bên. Phí tư vấn sẽ bao gồm 10% thuế thu nhập cá nhân. Viện LIGHT sẽ giữ lại để đóng cho cơ quan thuế. Phí tư vấn không bao gồm chi phí đi lại, ăn ở trong những ngày ghi hình tại thực địa.

9. Thông tin liên hệ

Ứng viên quan tâm gửi hồ sơ về LIGHT trước ngày 7/12/2021 theo địa chỉ: Ô 38 ngõ 100, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy Hà Nội. Hồ sơ gồm: CV thể hiện kinh nghiệm, 1-2 sản phẩm đã thực hiện nếu có, đề xuất kinh phí, ý tưởng kịch bản sơ bộ.

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ với Mrs Dương Thị Hoa qua số ĐT 0915 157 883 hoặc email: hoa.duongthi@lightvietnam.org