Trước đây khi nhắc tới HIV, người ta đều sợ hãi vì không có thuốc chữa trị cho căn bệnh này. Nó được mang tên căn bệnh Thế kỉ. Thế nhưng với khoa học hiện đại, con người đã dần kiểm soát được HIV bằng việc sử dụng ARV trong dự phòng HIV như: PEP và TasP. Nhưng vẫn có những hạn chế nhất định trong việc điều trị. Đến nay, PrEP là một biện pháp dự phòng bổ sung đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao mà có hiệu quả đáng kinh ngạc.
PrEP là gì?
PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV chính là sử dụng thuốc kháng vi- rút ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Thuốc PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV (có thể lên đến 90% nếu tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ). Được Tổ chức ý tế thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có nguy cơ cao.
TasP – điều trị để dự phòng, chính là dùng ARV cho người nhiễm với mục đích làm giảm lây nhiễm HIV cho bạn tình. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình âm tính đến 93% (theo NC HP TN 052 tại Châu Phi). Tuy nhiên biện pháp này sẽ có hiệu quả nhất khi KHÔNG có quan hệ tình dục. Nhưng điều này rất khó kiểm soát nên nó trở thành một vấn đề khó khăn đối với người dùng.
PEP – điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, là sử dụng ARV sau khi phơi nhiễm với HIV, phải được sử dụng sau 72h sau khi phơi nhiễm. Dùng ARV sau 4 tuần dừng lại. PEP cũng được chứng minh có hiệu quả trong phơi nhiễm nghề nghiệp (môi trường y tế). Cũng được dùng trong phơi nhiễm qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên phương pháp này sẽ phải đảm bảo thời gian cũng như tuân thủ uống theo một cách nghiêm chỉnh.
Thuốc PrEP có an toàn không?
Theo một nghiên cứu về tác dụng phụ trong thử nghiệm lâm sàng IPrEx (mẫu 2,499 người) đã mang lại kết quả chỉ có 19% có triệu chứng nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
Nhưng nếu bạn thấy biểu hiện này kéo dài hơn 2 tuần, thì nên thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Thì cũng theo nghiên cứu trên, những triệu chứng sớm khi sử dụng PrEP rất nhẹ và sẽ hết tối đa trong vòng 2 tuần, hiếm khi phải ngừng sử dụng thuốc.
Cũng theo số liệu thực tế khách hàng sử dụng PrEP tại Phòng Khám Đa Khoa Ánh Sáng LIGHT. Có khoảng 10% có dấu hiệu hơi chóng mặt khi sử dụng PrEP, nhưng sau đó đã biến mất sau 1 tuần. Hay một trường hợp khác, khách hàng có gọi tới Phòng Khám Đa Khoa LIGHT vì thấy khó ngủ trong thời gian sử dụng PrEP. Nhưng sau 1 tuần, cũng đã không còn dấu hiệu đó. Tuy nhiên khách hàng cũng cho biết thêm, trong giai đoạn khó ngủ khi sử dụng PrEP, thì khách hàng cũng đang có nhiều áp lực với công việc.
Và Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn quốc gia về dự phòng trước phơi nhiễm HIV trong việc điều trị và chăm sóc HIV.
Cũng theo một nghiên cứu IPrEx về độ an toàn lâu dài của PrEP với thận, xương, đã được khuyến cáo như sau:
Không bắt đầu PrEP nếu eGFR < 60 ml/phút. Nếu xuống dưới 60ml/phút thì phải dừng PrEP ngay. Vì thế trước khi sử dụng PrEP cần làm các xét nghiệm cũng như các hoạt động khám, tư vấn mới đưa ra các kết luận về việc có được sử dụng PrEP hay không trong điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV.
Đối với mật độ khoáng xương thì theo một nghiêm cứu thử nghiệm lâm sàng iPrEx có dấu hiệu giảm mật độ khoáng xương trên một số nhóm xương là 0,4 – 1,5%. Tuy nhiên một thời gian sau, trở lại mức ban đầu và cũng không liên quan tới việc tăng nguy cơ gãy xương.
Viêm gan B có phải là một chống chỉ định sử dụng PrEP không?
Lý do mà PrEP KHÔNG được chỉ định dùng đối với người có viêm gan B vì trong thành phần của thuốc PrEP có TDF (TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE) là thuốc điều trị hiệu quả và đã được phê duyệt đối với viêm gan B. Nếu sử dụng PrEP một thời gian, sau đó ngừng lại thì có nguy cơ khiến viêm gan B trở nên trầm trọng. Vì thế trước khi được chỉ định dùng PrEP cần xét nghiệm máu để biết có nhiễm vi-rút viêm gan B hay không. Nếu có thì cần khám chuyên khoa để xác định xem bạn có chỉ định điều trị viêm gan B không. Nếu không có chỉ định điều trị viêm gan B, thì có thể sử dụng PrEP theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
PrEP có thể sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú
Vậy nên những bà mẹ đang mang thai, cũng đừng lo lắng khi sử dụng PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV nhé. Để đảm bảo nguy cơ lây nhiễm HIV cho chính mình và cho những bé con thương yêu!
Ngoài ra, tuân thủ dùng thuốc trong PrEP cũng không nghiêm ngặt như khi sử dụng PEP hay TasP. Nếu tuân thủ kém trong điều trị ARV khi đã nhiễm HIV, sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị kháng thuốc. Còn đối với PrEP, nếu tuân thủ kém trong giai đoạn có hành vi nguy cơ cao mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu Không có hoặc CÓ NGUY CƠ THẤP thì PrEP vẫn hiệu quả nhưng thời gian đó không được vượt quá 7 ngày. Nếu không sẽ phải làm xét nghiệm và thực hiện tư vấn ngay từ đầu, vì quá 7 ngày, hiệu lực của PrEP không còn.
Những yếu tố trên đã khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn nhiều về độ an toàn của PrEP chưa ạ? Nếu vẫn chưa, bạn có thể tham khảo những người sử dụng PrEP cũng như đến các cơ sở cung cấp PrEP để khám, và tư vấn để yên tâm hơn nữa nhé!