I.BỐI CẢNH
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, hàng ngàn người lao động rơi vào tình cảnh “lao đao” khi phải cố gắng sống chung với dịch trong suốt thời gian qua. Cùng với đó, Tết đang cận kề lại khiến cho những khó khăn càng trở nên chồng chất. Đối với mỗi một người con đất Việt, Tết là cơ hội để thăm hỏi cha mẹ, đoàn tụ gia đình, cũng là những ngày ngắn ngủi để những người con xa quê được sống trong không khí ấm áp của người thân, họ hàng, làng xóm. Tết cũng chính là dịp để người lao động sau 1 năm làm việc vất vả trong điều kiện phòng chống dịch được gác lại những lo toan, bộn bề để trở về gia đình thân yêu. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, rất nhiều người đã không có cơ hội về quê đón Tết, không có cơ hội sum vầy với gia đình.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong quý II năm 2021, khoảng 12,8 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên đã chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19, bao gồm: mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm giờ làm, hoặc giảm thu nhập. Trong khi có thêm 1,6% người lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong quý II năm 2021 so với quý II năm 2019. Theo báo Tuổi trẻ, xuân Nhâm Dần này, số người lao động không về quê ăn Tết tăng gấp rưỡi hoặc thậm chí là gấp đôi mọi năm, phần vì tình hình dịch diễn biến phức tạp, phần vì năm vừa qua đã lấy đi quá nhiều thứ như cơ hội phát triển bản thân, cơ hội tìm kiếm việc làm, cơ hội học tập và trải nghiệm,… hay thậm chí là cơ hội về quê đón Tết của nhiều người lao động.
Mất việc làm, giảm thu nhập cũng tác động không hề nhỏ vào quyết định về quê của người lao động. Người lao động đi xa nhà với mong muốn kiếm tiền, mang về cho gia đình những điều tốt đẹp nhất, tuy nhiên, việc thu nhập của họ bị sụt giảm khiến cho cuộc sống của chính bản thân họ trở nên bấp bênh, sóng gió, họ không có đủ khả năng lo cho cái “Tết”. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh căng thẳng, mỗi địa phương lại có những phương án khác nhau để đón tiếp người từ vùng dịch, người lao động từ thành phố về quê ăn Tết, điều này làm không ít người lao động phải suy nghĩ, cân nhắc về quyết định về quê đón Tết. Bởi lẽ, trừ cảm giác e ngại việc phải cách ly y tế, họ còn lo sợ trong người mình nhiễm COVID-19, lo sợ mình trở thành nguồn lây cho những người họ yêu thương nhất.
Ngoài rào cản không được sum vầy cùng gia đình ngày Tết, với những bạn thuộc cộng đồng LGBTIQ+ có hoàn cảnh khó khăn hay chịu sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như mất việc thất nghiệp, cắt giảm giờ làm.. lại càng mong muốn có một cái Tết an lành và một sự khởi đầu mới may mắn bên cạnh những người thân yêu thương.
Bởi, họ không chỉ chịu sự cô đơn khi đón Tết một mình do không thể về quê, mà họ còn phải gánh chịu những kỳ thị từ xã hội, từ chính nơi họ đang sống hay từ những người thân trong gia đình. Cộng đồng LGBTIQ+ đang phải đối mặt với “khó khăn kép”.
Theo Báo cáo nghiên cứu của Viện i EE vài tháng 8 2020, với 923 người thuộc cộng đồng LGBTIQ+ tham gia khảo sát, có đến gần 3 4 số người trả lời cho biết công việc và tình hình tài chính của họ chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và việc giãn cách xã hội ở các mức độ khác nhau bao gồm: bị giảm thu nhập 36.5% và phải nghỉ việc không lương 18.7% . Ngoài ra, khi phân tích ảnh hưởng của COVID-19 và giai đoạn giãn cách xã hội đến quan hệ của những bạn thuộc cộng đồng LGBTIQ+ với gia đình cho thấy các bạn trẻ từ 18-24 tuổi là nhóm tuổi thường xuyên có trải nhiệm các quan hệ xung đột trong gia đình.
Mặc dù trong những năm gần đây, xã hội Việt Nam đã có cái nhìn thoáng hơn về cộng đồng LGBTIQ+. Tuy nhiên xuất phát từ những quan điểm sai lầm cho rằng những người thuộc cộng đồng LGBTIQ+ mắc một chứng bệnh tâm thần, bệnh tâm lý, là những biểu hiện lệch lạc về tâm lý, lối sống tha hóa mà xã hội đã dành cho người đồng tính và chuyển giới sự kỳ thị, biểu hiện ở những hành động như chế giễu, ghê sợ, phân biệt đối xử, thù hằn, bạo lực, xa lánh thậm chí cô lập.
Mặt khác, những chuẩn mực giá trị truyền thống trong gia đình cũng khiến những người đồng tính bị phân biệt đối xử. Những chuẩn mực đó đòi hỏi nam giới phải mạnh mẽ, quyết đoán phải làm những công việc nặng, việc to lớn; nữ giới phải nhỏ nhẹ, tỏ ra yếu đuối, dễ thương, làm những công việc nhẹ nhàng. au này lớn lên, theo quy luật tự nhiên, con trai phải yêu và lấy con gái làm vợ và ngược lại. Những khuôn mẫu chuẩn mực đó đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, người nào có những biểu hiện “lệch chuẩn” sẽ bị coi là sai lệch, khác người, “bệnh hoạn” và có thể làm mọi người phải sợ hãi và xa lánh. ự kỳ thị và phân biệt đối xử từ gia đình và những người thân thường bộc lộ rõ ràng hơn cả. Cũng vì yêu thương nên những người trong gia đình thường dùng mọi cách để ngăn cấm khi biết con mình có quan hệ đồng giới: Từ khuyên bảo, ngọt ngào tình cảm đến những biện pháp mạnh mẽ như cấm ra ngoài, đánh đập, đưa con đến bệnh viện chữa bệnh, thậm chí sử dụng đông tây y kết hợp với cúng bái chỉ với mong muốn thay đổi giới tính cho con. Tình trạng này thậm chí còn đang rất phổ biến ở các vùng quê, vùng nông thôn, và những người lớn tuổi thường khó chấp nhận nhóm này hơn là những người trẻ tuổi. Họ thường cho rằng đồng tính là trái với tự nhiên, trái với thuần phong mỹ tục, trái với luân thường đạo lý khiến cho các bạn LGBTIQ+ cảm thấy không thoải mái, thậm chí là khó chịu, trốn tránh khi nhắc đến chuyện phải về quê.
Những người trong cộng đồng LGBTIQ+ thường phải nỗ lực khẳng định bản thân để xã hội có những nhìn nhận đúng hơn về năng lực của họ mà không đánh giá dựa trên giới tính, họ luôn khát khao có được cuộc sống bình yên và được tôn trọng như bao người. Những định kiến giới của xã hội là một trong những sự cản trở lớn nhất đến sự phát triển của cộng đồng LGBTIQ+, dù họ có cố gắng hết sức khẳng định bản thân thì cũng không được công nhận, hoặc được công nhận nhưng không đúng với năng lực của họ. Chính những khó khăn đó đã trở thành khao khát của cộng đồng LGBTIQ+ mong muốn có một mùa Tết sum vầy, đầm ấm và ngập tràn yêu thương bên cạnh gia đình của mình. Gia đình luôn là động lực để mỗi bản thân chúng ta phát triển và là nơi chào đón chúng ta trở về.
Trong khuôn khổ dự án Thành phố An toàn và Thân thiện với Trẻ em gái, Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp cùng với Viện Phát triển ức khỏe cộng đồng LIGHT và Doanh nghiệp xã hội tư vấn và phát triển cộng đồng Venus tổ chức triển khai cuộc thi sáng tạo vẽ tranh, được truyền thông trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Lomo nhằm gửi lời chúc mừng năm mới, một lời cầu nguyện may mắn đến tất cả mọi người và truyền đi thông điệp về những ngày Tết cần có sự bình đẳng, yêu thương. Thông qua những bức tranh, các cá nhân đại diện cho tiếng nói của mình thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về chủ để cuộc thi và gửi một lời chúc Tết tốt đẹp đến tất cả mọi người, đồng thời tuân thủ những quy định phòng chống dịch của Bộ y tế trong bối cảnh Covid – 19.
II. CHỦ ĐỀ, MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CUỘC THI SÁNG TẠO VẼ TRANH
1. Chủ đề: TẾT SUM VẦY – SẮC MÀU YÊU THƯƠNG
Cuộc thi tổ chức nhằm lan tỏa thông điệp yêu thương, tình cảm gia đình ngày Tết, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau đón năm mới. Dù trước đó còn những bất hòa trong gia đình thì mọi người đều tạm gác lại để cùng bên nhau vào dịp đầu Xuân. Dù bạn là ai, kinh tế thế nào, tình yêu ra sao và bạn là ai thì cũng xứng đáng được yêu thương, được tôn trọng. Khi đi làm xa trở về, ai cũng luôn muốn nhận được lời hỏi thăm, động viên của các thành viên, thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình: Dù bạn có là ai thì gia đình luôn bên bạn trên con đường bạn đã chọn.
2. Mục đích
Thông qua những bài dự thi trên nền tảng Facebook có nội dung hấp dẫn, sáng tạo, có khả năng lan tỏa cho tất cả mọi người về:
- Nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người trong xã hội rằng cộng đồng LGBTIQ+ cũng xứng đáng được yêu thương và tôn trọng. Đặc biệt, trong dịp lễ Tết chuẩn bị đón chào năm mới, những người con dù là ai, ở đâu, mang bản dạng giới gì, làm công việc gì cũng luôn mong muốn khi họ trở về, gia đình sẽ là nơi luôn đón chào họ, gác lại những bất hòa, yêu thương
họ như những thành viên khác trong gia đình. - Thúc đẩy sự lên tiếng, hành động của thanh niên nhằm tôn trọng cộng đồng LGBTIQ+. Vì tương lai “Không ai bị bỏ lại phía sau”.
3. Mục tiêu
- Nâng cao giá trị tình yêu thương, sự đùm bọc, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình và thể hiện tính trách nhiệm đóng góp của mỗi cá nhân trong dịp Tết đến Xuân về.
- Nhấn mạnh thông điệp “Cộng đồng LGBTIQ+ xứng đáng được yêu thương và tôn trọng”.
- Tạo ra một diễn đàn sân chơi sáng tạo để các bạn thanh niên trong độ tuổi 16 đến 30 cùng chia sẻ, thảo luận cởi mở, đưa ra góc nhìn cá nhân về những vấn đề phòng, chống kì thị và giảm phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBTIQ+. Tiến tới xã hội công bằng – bình đẳng – tôn trọng cho mọi người.
- Thúc đẩy sự tham gia chủ động và có ý nghĩa của thanh niên trong việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, lên tiếng khi chứng kiến những hành vi bất bình đẳng, bạo lực trên cơ sở giới, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBTIQ+.
4. Đối tượng tham gia:
- Các bạn thanh niên trong độ tuổi 16 – 30 tuổi.
- Cuộc thi không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắc tộc, màu da.
III. NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC NỘP BÀI DỰ THI:
1. Thông điệp truyền thông
- Tết trong bình đẳng, tôn trọng, yêu thương.
- Gửi lời yêu thương đến những bạn thuộc cộng đồng LGBTIQ+
- Dù bạn là ai, bản dạng giới nào, bạn đều có quyền được yêu thương và tôn trọng.
- Tết yêu thương, Tết không bạo lực, không phân biệt đối xử.
- Khi bạn biến cuộc sống của mình thành hai màu đen trắng, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy cầu vồng
- Đừng bao giờ sợ hãi thể hiện màu sắc của riêng mình
- Thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta cố gắng bớt kì thị lẫn nhau
2. Yêu cầu/Thể lệ cuộc thi
- Bức tranh có thể vẽ tay trên khổ giấy A3 hoặc A4, hoặc vẽ trên máy (phần mềm).
- Mỗi cá nhân tối thiểu 01 tranh, chất liệu, màu sắc tự do
- Nội dung bài dự thi phải có ý tưởng sáng tạo, nhân văn, mang tính tích cực
- Mỗi bài dự thi cần có câu chuyện hoặc bài thuyết minh và phải thể hiện rõ chủ đề và thông điệp của cuộc thi.
- Nội dung bức tranh không vi phạm các quy định của pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không liên quan đến các vấn đề chính trị, tôn giáo.
- Sản phẩm là các ý tưởng của cá nhân nhóm tập thể, không sao chép copy từ bất cứ cuộc thi chiến dịch quảng cáo được đăng tải trên bất kỳ các phương tiện truyền thông đại chúng nào trước đó. Nếu là sản phẩm tập thể cần có sự ủy quyềncủa nhóm tác giả
- Nếu có đơn thư khiếu nại, tố cáo về cuộc thi thì sẽ được giải quyết theo các quy định của Ban tổ chức. Nếu thí sinh có hành vi gian lận, hoặc trong trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến cuộc thi thì Ban tổ chức có quyền loại bỏ bài dự thi của thí sinh đó mà không cần thông báo…
- Trong quá trình dự thi, thí sinh phải tuân thủ theo mọi quy định và điều lệ của cuộc thi. Nếu thí sinh vi phạm, BTC có toàn quyền quyết định hủy kết quả dự thi của thí sinh đó.
- Người dự thi không có dấu hiệu vi phạm về tương tác khi like và share bài viết từ page.
- Trong và sau khi kết thúc chương trình, nếu phát sinh những nghi vấn, khiếu nại đến giải thưởng hoặc các tình tiết phát sinh khác, BTC có quyền đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Cách nộp bài thi:
– Mỗi thí sinh/ nhóm thí sinh cần gửi sản phẩm dự thi về link sau do BTC tạo lập
và quản lý
– Scan bài dự thi rồi gửi vào link phía dưới:
Link nộp bài thi: https://forms.gle/o2oFBTSSZQDCswVc6
III. Ban giám khảo
Thành viên Ban giám khảo gồm các đại diện của DNXH Venus, Tổ chức Plan International, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng – LIGHT và 2 KOLs của cộng đồng:
- Chị Vũ Hoàng Mai Châu – Trưởng Mạng lưới Người Chuyển giới tại Việt Nam
- Anh Trần Lê Ngọc Thắng Thắng Cuội ) – Influencer, Hot Tiktoker
- Chị Dương Tú Anh – Giám đốc Điều hành DNXH Venus
- Đại diện tổ chức Plan International Việt Nam
- Đại diện Viện Phát triển ức khoẻ cộng đồng – LIGHT
IV. Tiêu chí đánh giá:
Lựa chọn 10 bức tranh xuất sắc nhất Tổng 12 giải thưởng ), tiêu chí bao gồm:
- Thể hiện rõ nội dung: 02 điểm
- Thông điệp tích cực: 02 điểm
- Có tính sáng tạo: 02 điểm
- Có sức lan tỏa like share trên trang fanpage : 03 điểm
- Có tính nhạy cảm về giới, văn hóa: 01 điểm
Lựa chọn 02 bức tranh có tương tác nhiều nhất trên Facebook
Lưu ý:
- Không vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin, không mang hàm ý đổ lỗi cho nạn nhân.
- Trong trường hợp các bài thi có điểm số bằng nhau, bài thi nào gửi về trước sẽ được ưu tiên.
V. Thời gian tổ chức cuộc thi
- Thời gian nhận bài dự thi: 27 01 2022 đến 23h59 phút ngày 21/02/2022
- Thời gian chấm thi: 22-24/02/2022
- Công bố giải thưởng: 25/02/2022
VI. Giải thưởng
Top những bài dự thi xuất sắc nhất, đạt giải thưởng sẽ được đăng công khai trên fanpage Thành phố An toàn và thân thiện với trẻ em gái, Fanpage Doanh nghiệp xã hội Venus và trưng bày tại văn phòng của tổ chức Plan International Việt Nam, Viện LIGHT và DNXH Venus. Giải thưởng gồm:
Quà cho người chiến thắng 12 giải:
- 01 giải nhất 1,000,000đ
- 02 giải nhì mỗi giải 700,000đ
- 03 giải ba mỗi giải 500.000đ,
- 04 giải khuyến khích mỗi giải 300.000đ
- 02 giải có lượt tương tác nhiều nhất lần lượt 700,000đ và 500.000đ
Chúc các bạn may mắn!
Mọi thắc mắc về cuộc thi xin liên hệ:
- Mrs. Đặng Phương Anh
- Mail: phuonganhvenus538@gmail.com
- Điện thoại: 0855056786.
- Zalo : 0944 001 611
- Hoặc: Văn phòng Venus, tầng 2 ngõ 538 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội