I. CHỦ ĐỀ, MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CUỘC THI SÁNG TẠO VẼ TRANH

  1. Chủ đề: TẾT BÌNH ĐẲNG – XUÂN YÊU THƯƠNG

Cuộc thi tổ chức nhằm lan tỏa thông điệp yêu thương, tình cảm gia đình ngày Tết, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau đón năm mới, đón mùa xuân mới trong không khí bình đẳng – tôn trọng. Sự bình đẳng được thể hiện ở trách nhiệm của nam giới trong phân chia việc nhà, phụ nữ/trẻ em gái không còn là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, các thành viên trong gia đình tôn trọng và yêu thương nhau.

Nhóm chủ đề:

– Chủ đề 1: Bình đẳng giới trong phân chia công việc gia đình ngày tết.

– Chủ đề 2: Phá bỏ các khuôn mẫu giới trong dịp nghỉ Tết, đón Xuân.

– Chủ đề 3: Đảm bảo trẻ em/thanh thiếu niên được đón một cái Tết yêu thương, an lành, được an toàn khỏi các hình thức bạo lực trong Dịp Tết Nguyên đán (4 hình thức bạo lực trên cơ sở giới để đưa vào nội dung: Bạo lực thể chất/tinh thần/tình dục/kinh tế).

  1. Mục đích

Thông qua những bài dự thi có nội dung hấp dẫn, sáng tạo, có khả năng lan tỏa tới các em học sinh trong trường nói riêng và cộng đồng nói chung, về việc:

  • Nâng cao nhận thức cho các em học sinh, thầy cô, cha mẹ và cộng đồng về bình đẳng giới (phá bỏ khuôn mẫu giới, không còn phân biệt đối xử giữa con trai, con gái, phụ nữ, nam giới), để đón một cái Tết bình đẳng, một mùa Xuân yêu thương, tôn trọng.Ví dụ: phân công công việc giữa con gái và con trai trong dịp nghỉ Tết, huy động vai trò chủ động và trách nhiệm của em trai/người chồng/người cha trong công việc nhà ngày Tết; các thành viên cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau du xuân, cùng nhau giao lưu với họ hàng, bạn bè
  • Nâng cao nhận thức cho các em, thầy cô và cha mẹ, cộng đồng về nguy cơ gia tăng, nhận diện hành vi “Bạo lực trên cơ sở giới” trong những ngày nghỉ Tết. Từ đó, có những biện pháp phòng ngừa, bảo vệ nạn nhân bị bạo lực/có nguy cơ bị bạo lực.
  • Đề cao tình cảm gia đình, tôn trọng yêu thương trong ngày Tết sum họp, quây quần tạo nên một không khí đầm ấm, hạnh phúc, đón chờ một năm mới ngập tràn niềm vui và an lành.
  1. Đối tượng tham gia:

– Các em học sinh đến từ 27 trường thuộc dự án “Thành phố An toàn và thân thiện với trẻ em gái”.

– Huy động sự hỗ trợ, hướng dẫn của các thầy/cô giáo Dẫn trình viên và các thầy/cô giáo trong nhà trường, cán bộ Phòng giáo dục và Hội phụ nữ.

II. NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC NỘP BÀI DỰ THI:

  1. Nội dung và thông điệp

Tất cả các bài dự thi đều thể hiện và nhấn mạnh những thông điệp sau:

STT Thông điệp

Nội dung gợi ý

1 Bình đẳng giới là chìa khóa mở ra một dịpTết an toàn và hạnh phúc

 

Bình đẳng giới mang lại cơ hội cho các thành viên trong gia đình được tôn trọng và đối xử bình đẳng dựa trên khả năng của từng cá nhân. Mối quan hệ gia đình được xây dựng dựa trên bình đẳng là chính là chìa khoá để xây dựng một gia đình an toàn và hạnh phúc.

 

2 Tết Bình đẳng – Xuân yêu thương là Tết có trách nhiệm, cùng sẻ chia

 

Em trai/nam giới là một thành viên của gia đình, vì vậy cũng có trách nhiệm tham gia làm việc nhà, giúp đỡ gia đình các công việc chuẩn bị cho ngày Tết: như dọn nhà, rửa lá gói bánh chưng, tham gia nấu cơm, làm cỗ, rửa bát..Làm việc nhà, biết chăm sóc bản thân và gia đình chính là kĩ năng sống của từng cá nhân , thể hiện trách nhiệm với cuộc sống của chính mình và của gia đình. Từ đó mới có thể trưởng thành và giúp đỡ người khác.

 

 

3 Xuân yêu thương, xuân bình đẳng – tôn trọng

 

Gia đình yêu thương – hạnh phúc là một gia đình được xây dựng trên những nền tảng của bình đẳng – tôn trọng giữa các thành viên trong gia đình.

 

4 Nam giới không có nghĩa là phải biết uống bia rượu trong ngày Tết

 

Ngày Tết cổ truyền, trong bữa cỗ với họ hàng, nam giới thường ép nhau uống rượu, ai không uống được rượu bị coi không phải là “đàn ông”, không nam tính. Đây là nét văn hoá có hại, cần được thay đổi

 

5 Phụ nữ/Em gái cần được nghỉ ngơi và giao lưu ngày Tết

 

Ngày Tết cổ truyền hiện nay tại nhiều vùng ở Việt Nam,phụ nữ/em gái phải thức khuya dậy sớm, đảm nhiệm nhiều việc nhà, dọn dẹp nấu nướng, rửa bát, trong khi nam giới/trẻ em trai được giao lưu, hội họp, gặp mặt. Đây là biểu hiệu rất rõ ràng cho bất bình đẳng giới trong gia đình. Phụ nữ/Em gái xứng đáng và có quyền được giao lưu, gặp mặt đầu xuân như mọi người
6 Bất kể lý do là gì, mọi hành vi bạo lực với phụ nữ, trẻ em đều không chấp nhận được và vi phạm pháp luật

 

Pháp luật quy định rõ, những hành vi bạo lực đều sai và phải chịu sự trừng phạt từ pháp luật. Những hành vi bạo lực trên cơ sở giới để lại hậu quả nghiêm trọng tới thể chất và tâm lý của nạn nhân

 

7 Người bị bạo lực không có lỗi Các hình thức bạo lực với phụ nữ, trẻ em đều là vi phạm pháp luật. Những kẻ gây ra hành vi bạo lực với phụ nữ, trẻ emkhác đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

8 Phụ nữ, trẻ em cần được An toàn trong dịp Tết

 

Nguy cơ bạo lực với phụ nữ và trẻ em trong dịp tết cao hơn so với ngày bình thường. Khi chứng kiến các bạn gọi đến tổng đài 111, tổng đài 18001768 hoặc chia sẻ với người mà bạn tin tưởng (bố mẹ, thầy cô) hoặc báo cáo tới công an
9 Hãy lên tiếng Các bạn nhớ khi chúng ta bị bạo lực hoặc chứng kiến bạn bè bị bạo lực, hãy nói/kể với những người lớn mà bạn tin tưởng như bố mẹ, thầy cô hoặc báo cáo với các cơ quan chức năng (công an, cán bộ bảo vệ trẻ em).
10 Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, khi cần tư vấn hoặc tố giác hành vi xâm hại/bạo lực đối với trẻ em.

 

 

  1. Yêu cầu/Thể lệ cuộc thi
  • Bức tranh có thể vẽ tay hoặc vẽ máy trên khổ giấy A3 hoặc A4.
  • Mỗi cá nhân dự thi nộp tối thiểu 01 tranh, chất liệu, màu sắc tự do.
  • Nội dung bài dự thi phải có ý tưởng sáng tạo, nhân văn, mang tính tích cực
  • Mỗi bài dự thi cần có thuyết minh 1⁄2 trang A4 và phải thể hiện rõ chủ đề và thông điệp của cuộc thi
  • Nội dung bức tranh không vi phạm các quy định của pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không liên quan đến các vấn đề chính trị, tôn giáo.
  • Sản phẩm là các ý tưởng của cá nhân/ nhóm tập thể, không sao chép/copy từ bất cứ cuộc thi/chiến dịch quảng cáo được đăng tải trên bất kỳ các phương tiện truyền thông đại chúng nào trước đó.
  • Thí sinh phải đảm bảo tính bản quyền của sản phẩm dự thi, phải là của bản thân hoặc được ủy quyền của tác giả/ nhóm tác giả.
  • Nếu có đơn thư khiếu nại, tố cáo về cuộc thi thì sẽ được giải quyết theo các quy định của Ban tổ chức. Nếu thí sinh có hành vi gian lận, hoặc trong trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến cuộc thi thì BTC có quyền loại bỏ bài dự thi của thí sinh đó mà không cần thông báo…
  • Trong và sau khi kết thúc chương trình, nếu phát sinh những nghi vấn, khiếu nại đến giải thưởng hoặc các tình tiết phát sinh khác, BTC có quyền đưa ra quyết định cuối cùng

3. Hình thức và thời gian cuộc thi
3.1. Cuộc thi cấp trường:

Mỗi trường thành lập một ban tổ chức cuộc thi tại trường. BTC chịu trách nhiệm phát động cuộc thi tới rộng rãi toàn thể các em học sinh trong trường, hướng dẫn về thể lệ, thông điệp, tiêu chí chấm điểm.
– Thời gian phát động cuộc thi tại trường, hướng dẫn thực hiện và thu thập bài dự thi cấp trường từ 26/01 – 15/02/2022
– Các trường thành lập ban giám khảo (3 giám khảo/trường) chấm bài dự thi từ 15/02 – 18/02/2021
– Công bố giải thưởng: 20/02/2022 (Các bức tranh đạt giải cấp trường cần được Scan-lưu file PDF và gửi lại cho Ban dự án)
3.2. Cuộc thi cấp huyện:
– Những sản phẩm đạt giải nhất cấp trường (27 sản phẩm) sẽ được tham gia tranh giải cấp huyện.
• Thời gian thu nhận bài thi: 21/02 – 24/02/2022
• Thời gian chấm thi: 24 – 26/02/2022
• Công bố giải thưởng: 28/02/2022

III. Ban giám khảo

1. Ban giám khảo cấp trường:

– Các trường thành lập ban giám khảo gồm 3 thầy cô: 01 thầy/cô đại diện cho ban lãnh đạo nhà trường, 01 thầy/cô đại diện cho Dẫn trình viên CLB CoC, 01 thầy/cô đại diện cho tổ giáo viên Mĩ thuật.
2. Ban giám khảo cấp huyện:
– Giám khảo chấm thi cấp huyện được thành lập gồm đại diện PGD huyện, đại diện HPN huyện, đại diện tổ chức PLAN International, đại diện viện LIGHT

IV. Tiêu chí đánh giá:

1. Cuộc thi cấp trường: Mỗi trường sẽ lựa chọn 04 bức tranh để trao giải cấp trường, (Lưu ý: trong đó bức tranh đạt giải Nhất cấp trường sẽ được cử tham gia cuộc thi cấp Huyện)
• Sản phẩm được cử đi dự thi cấp Huyện (nếu là sản phẩm vẽ tay) cần được scan (file PDF) rõ ràng và gửi về BTC
• Tiêu chí chấm giải bao gồm:
– Tranh vẽ có bố cục rõ ràng, phối màu tươi sáng: 1.5 điểm
– Thể hiện rõ nội dung/thông điệp của cuộc thi: 1.5 điểm
– Thông điệp tích cực: 02 điểm
– Có tính sáng tạo: 02 điểm
– Tính thẩm mĩ: 01 điểm
– Có tính nhạy cảm về giới: 02 điểm

2. Cuộc thi cấp huyện:

Lựa chọn 10 bức tranh xuất sắc nhất từ 27 sản phẩm của các trường, tiêu chí bao gồm:

  • Tranh vẽ có bố cục rõ ràng, phối màu tươi sáng: 1.5 điểm
  • Thể hiện rõ nội dung/thông điệp của cuộc thi: 1.5 điểm
  • Thông điệp tích cực: 02 điểm
  • Có tính sáng tạo: 02 điểm
  • Tính thẩm mĩ: 01 điểm
  • Có tính nhạy cảm về giới: 2 điểm

Lưu ý:

  •  Không vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin, không mang hàm ý đổ lỗi cho nạn nhân.
  •  Trong trường hợp các bài thi có điểm số bằng nhau, bài thi nào gửi về trước sẽ được ưu tiên.

V. Giải thưởng

1. Giải thuởng cấp trường:

– 01 giải nhất trị giá 300.000đ
– 02 giải nhì trị giá 200.000đ
– 03 giải ba mỗi giải trị giá 100.000đ

2. Giải thưởng cấp huyện:
– 01 giải nhất trị giá 1.000.000đ
– 02 giải nhì mỗi giải trị giá 500.000đ
– 03 giải ba mỗi giải trị giá 300.000đ
– 04 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 200.000đ
– 01 giải sản phẩm có nhiều tương tác, bình luận, yêu thích nhất (Scan 27 sản phẩm dự thi và upload lên Fanpage dự án Thành phố An toàn và Thân thiện với trẻ em gái) trị giá 800.000

Top những bài dự thi xuất sắc nhất, đạt giải thưởng sẽ được đăng công khai trên fanpage Thành phố An toàn và thân thiện với trẻ em.