Mạng lưới Hành động vì Người lao động di cư Việt Nam – Mnet
Mạng lưới hành động vì người lao động di cư – M.net – là một liên minh với sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự khác nhau. Chương trình Quyền lao động do Oxfam triển khai tại Việt Nam đã hỗ trợ sự hình thành và phát triển của Mnet trong vài năm qua. Viện Phát triển và Sức khỏe Cộng đồng – LIGHT- là điều phối viên hiện tại của liên minh.
Tất cả các thành viên của M.net là các tổ chức phi chính phủ trong nước làm việc về quyền lao động, đặc biệt là quyền của người lao động trong nước trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội và công việc tử tế. Light sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức công nhân di cư trong nước tại Hải Phòng dưới hình thức các nhóm tự lực và liên kết họ với quá trình tạo ảnh hưởng ở cấp quốc gia. SDRC sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc thí điểm các tổ chức đại diện của công nhân độc lập tại khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các bằng chứng giám sát về việc thực thi Bộ luật Lao động liên quan đến việc thành lập các tổ chức đại diện độc lập của người lao động tại nơi làm việc.
Dự án Tăng cường tiếng nói và cơ hội tiếp cận việc làm tử tế của người lao động di cư tại Việt Nam
Mục tiêu tổng thể của dự án: Người lao động di cư trong khu vực kinh tế chính thức được hưởng lợi cả về mặt kinh tế và xã hội từ những cải thiện về chính sách và thực hành của các công ty và Chính phủ về đáp ưng mức lương tối thiểu, thwucj hiện thương lượng tập thể hiệu quả, tự do tham gia các tổ chức đại diện , tránh làm việc quá giờ không đúng quy định, và được tiếp cận một cách công bằng tới các dịch vụ an sinh xã hội ở các đô thị ở Việt Nam.
Để hỗ trợ đạt được mục tiêu, dự án sẽ tập trung vào bốn kết quả chính:
(i) Tăng cường năng lực gây ảnh hưởng/vận động của người lao động di cư , công đoàn và tổ chức xã hội để tác động đến các chính sách và thực hành của người sử dụng lao động về các vấn đề: tiền lương tối thiểu, thương lượng tập thể, tự do thành lập tổ chức đại diện cho người lao động, và giờ làm việc;

(ii) Các công ty trong lĩnh vực điện tử và dệt may được dự án can thiệp cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn kinh doanh và nhân quyền, đặc biệt là trong các vấn đề về sự đa dạng và hòa nhập, tổ chức đại diện, đảm bảo tiền lương tối thiểu, thương lượng tập thể hiệu quả
(iii) Người lao động di cư và và các tổ chức xã hội có năng lực gây ảnh hưởng đến các chính sách và thực hành của chính quyền địa phương và của Chính phủ về tiêu chuẩn lao động và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người lao động di cư trong nước và gia đình của họ
(iv) Công chúng có tác động tới Chính phủ và các doanh nghiệp nhằm cải thiện tiêu chuẩn quyền lao động và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho lao động di cư trong nước và gia đình họ.
Dự án sẽ làm việc với 9 nhóm tự lực của người lao động di cư tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung số lượng lớn người lao động di cư trong nước. Mỗi nhóm có 3-4 công nhân nòng cốt, tổng cộng khoảng 30 công nhân nòng cốt. Theo một đánh giá hằng năm của Oxfam năm 2019, công nhân nòng cốt tại các địa bàn dự án hiện đang thiếu kỹ năng và kiến thức về tổ chức, khả năng gây ảnh hưởng đến các công ty và chính quyền địa phương, thiếu kiến thức đầy đủ về an sinh xã hội và luật lao động. Để đảm bảo sự hiểu biết rõ ràng và thấu đáo về nhu cầu của người lao động mà dự án hướng tới, dưới sự giám sát của Oxfam và các đối tác, dự án sẽ tiến hành đánh giá thực trạng và nhu cầu về tăng cường năng lực của các công nhân nòng cốt của các nhóm tự lực là công nhân tại khu công nghiệp trong lĩnh vực may mặc và điện tử về: năng lực tổ chức nhóm; năng lực gây ảnh hưởng/vận động; cũng như kiến thức của họ về luật lao động và an sinh xã hội. Kết quả của khảo sát sẽ cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình xây dựng chiến lược và các khóa tập huấn để nâng cao năng lực cho các nhóm công nhân nòng cốt của dự án.
MỤC TIÊU CỦA CUỘC ĐÁNH GIÁ NHU CẦU

Mục tiêu chung của báo cáo đánh giá là nhằm giúp các cơ quan quản lý và triển khai dự án hiểu rõ hơn về nhu cầu nâng cao kiến thức về pháp luật lao động, an sinh xã hội cũng như nhu cầu nâng cao năng lực tự tổ chức và gây ảnh hưởng/vận động của các nhóm công nhân nòng cốt, nhằm xây dựng và triển khai hiệu quả các chiến lược nâng cao năng lực phù hợp cho các đối tượng này. Sau khi được nâng cao năng lực, người lao động di cư trong nước tại các địa bàn dự án được tổ chức để thực hiện các hoạt động chung nhằm yêu cầu đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ và gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ về mức lương tối thiểu, thương lượng tập thể, quyền tự do lập hội của người lao động.
Thông tin chi tiết vui lòng xem tại TOR đính kèm thông báo này.
Ứng viên quan tâm được yêu cầu cung cấp một đề xuất kĩ thuật bao gồm phương pháp luận, phí tư vấn theo ngày và hồ sơ năng lực cá nhân.
Hồ sơ đề xuất xin vui lòng gửi chậm nhất là ngày 22.6.2020 qua địa chỉ email:
Email: ngoc.nguyenbich@lightvietnam.org

Nguyễn Bích Ngọc – Mạng lưới Hành động vì lao động di cư Mnet
SĐT: 0973 460 646

file:///C:/Users/Light/Documents/Zalo%20Received%20Files/TOR%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t%20nhanh%20nhu%20c%E1%BA%A7u%20l%C3%A3nh%20%C4%91%E1%BA%A1o%20c%C3%B4ng%20nh%C3%A2n_LIGHT_final.pdf