Một ngày đẹp trời, bạn vui vẻ đi gặp bạn bè lâu không gặp. Tiếp xúc, trò chuyện vui vẻ cùng với nhau cho đến khi ra về, người bạn mới nói cho bạn biết một thông tin như sét đánh ngang tai: “Mình đang điều trị ARV!”, nghĩa là bạn có khả năng bị lây nhiễm HIV từ người bạn của bạn?

App “Tôi Hẹn” –  đặt lịch tư vấn, xét nghiệm dự phòng HIV (Nguồn ảnh: Cô Nàng Gợi Cảm)

Vừa bàng hoàng, vừa buồn vì thông tin không tốt đẹp đến với người bạn của mình. Nhưng hơn cả, bạn sẽ cảm thấy hoang mang vì không biết mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV từ bạn của mình không? Điều này khiến bạn lo lắng vô cùng nhiều, và bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?

Bạn có thể lên mạng tìm kiếm thông tin về phơi nhiễm HIV?

  •  Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương hoặc các vết thương hở trên da (chàm, bỏng, xây xước từ trước…) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng…)
  • Tổn thương qua da do bị ống đựng máu hoặc chất dịch người có HIV bị vỡ đâm vào
  • Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn có máu hoặc chất dịch của người có HIV đâm vào
  • Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su

Sau khi đã yên tâm một chút, nhưng câu nói “Mình đang điều trị ARV!” cứ vang vọng mãi trong đầu bạn, khiến bạn vẫn chưa thể yên tâm.

Bạn có thể tiếp tục một trong những phương pháp sau:

  • Tới các cơ sở y tế có chức năng xét nghiệm và điều trị HIV để được tư vấn và xét nghiệm.
  • Tới các cơ sở có cung cấp thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV – thuốc PrEP để được xét nghiệm, tư vấn và hướng dẫn sử dụng tuân thủ điều trị.

Khi đã được làm các xét nghiệm, nếu bạn âm tính với virus HIV, thì xin chúc mừng bạn!

Nhưng nếu xét nghiệm HIV của bạn là dương tính, thì bạn cần kịp thời liên hệ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để có những cơ hội được dự phòng sau phơi nhiễm.

Điều quan trọng trong những thời điểm như vậy, bạn phải thật bình tĩnh và tỉnh táo để đến ngay các cơ sở khám và xét nghiệm HIV. Vì PEP – điều trị dự phòng sau phơi nhiễm phải được uống ngay sau 72h khi phơi nhiễm, mới đem lại hiệu quả phòng ngừa cao. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu và “bỏ túi” một vài thông tin liên quan tới HIV, các cơ sở cung cấp thuốc dự phòng trước phơi nhiễm PrEP và dự phòng sau phơi nhiễm PEP. Để bạn có thể“dự phòng” thông tin trong những trường hợp bất ngờ xảy ra cho chính mình hay cho những người xung quanh. Hoặc chỉ cần vài thao tác click chuột để có thể đăng ký và được tư vấn nhanh về dự phòng HIV “TÔI HẸN“!