Ngày 10/9/2018, tại Thành phố Điện Biên Phủ, Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) phối hợp với Trung tâm phát triển Cộng đồng (CCD), Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc trong việc thúc đẩy bình đẳng giới – SUSO”.

Hội thảo khởi động dự án SUSO

Kết quả khảo sát về một số quan điểm, định kiến giới ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của phụ nữ và nam giới đã phần nào lý giải về hành vi bạo hành của nam giới cũng như những phản ứng khi bị bạo hành của phụ nữ: 46,5% nam giới được khảo sát quan niệm rằng mắng chửi không phải là bạo hành; hơn 40% phụ nữ đồng ý với quan niệm khi bị đánh họ cần nín nhịn để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Thậm chí một nửa số phụ nữ tham gia khảo sát cho rằng có thể tha thứ cho hành vi đánh vợ của những ông chồng.

Hội thảo khởi động dự án SUSO

Mục tiêu của dự án nhằm tạo sự hiểu biết và đồng thuận từ các bên liên quan về vấn đề bạo lực giới, tầm quan trọng của ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực giới tại địa phương. Thông qua dự án sẽ nâng cao hiểu biết của cộng đồng và chính quyền địa phương về bạo lực giới; tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ hỗ trợ ưu tiên trong kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống bạo lực giới; vận động chính sách dựa trên bằng chứng về thực trạng bạo lực giới có sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm giảm thiểu hiện trạng bạo lực giới trong nhóm dân tộc thiểu số.

Dự án sẽ tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy sự suy ngẫm của người tham gia về các nguyên nhân gốc rễ như sự bất bình đẳng giới; thúc đẩy sự tham gia của nam giới vào những hoạt động ở cấp thôn bản; tăng cường năng lực của các đơn vị có liên quan trong việc cung cấp dịch vụ cho người bị bạo hành; và gia tăng tiếng nói của người dân trong các chính sách liên quan đến phòng, chống bạo lực giới.

Dự án kỳ vọng sẽ nâng cao hiểu biết của cộng đồng và chính quyền địa phương về bạo lực giới; phụ nữ dân tộc thiểu số bị bạo lực lên tiếng về tình trạng của mình cũng như được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ hỗ trợ; và vấn đề bạo lực giới của người dân tộc thiểu số sẽ được đưa vào các hoạt động vận động chính sách vì một cuộc sống không còn bạo lực.

Để làm được điều đó, dự án sẽ tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy sự suy ngẫm của người tham gia về các nguyên nhân gốc rễ như sự bất bình đẳng giới; thúc đẩy sự tham gia của nam giới vào những hoạt động ở cấp thôn bản; tăng cường năng lực của các đơn vị có liên quan trong việc cung cấp dịch vụ cho người bị bạo hành; gia tăng tiếng nói của người dân trong các chính sách liên quan đến phòng, chống bạo lực giới.