Dự án “Các hoạt động hỗ trợ mạng lưới hành động vì lao động di cư (M.net) nằm trong khuôn khổ chương trình tài trợ DGD của Oxfam. Ban điều hành gồm 7 tổ chức phi chính phủ Việt Nam: Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT); Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng (GFCD) Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) Hội Bảo Trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Công tác Xã hội Và Phát triển Cộng đồng (SDRC) Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFSCD)


Độ tuổi di cư có xu hướng trẻ hóa; trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật tương đối thấp. Các báo cáo cũng cho thấy những đóng góp đáng kể của di cư vào khu vực  thành thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn, số liệu cho thấy riêng khu vực phi chính thức đóng góp 20% cho tổng GDP (ILO, 2012), tuy vậy tới 90% người lao động di cư không được tiếp cận tới các dịch vụ an sinh xã hội và các chính sách công tại nơi đến. Thực tế này làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống và quyền của lao động di cư, đặc biệt là phụ nữ vì có hơn 80% người lao động di cư có đem theo con tới nơi đến, và không có chính sách riêng biệt về y tế và giáo dục dành cho các nhóm con của người di cư.Trong những năm gần đây, các báo cáo thống kê của chính phủ và của các tổ chức xã hội dân sự đã chỉ ra một xu hướng nổi bật là luồng di cư từ nông thôn ra thành thị đang gia tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ người di cư trong hai thập kỷ qua, nhưng xu hướng gia tăng này chỉ nổi bật rõ rệt trong vòng một thập kỷ vừa qua. Số người di cư giữa các tỉnh tăng  từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên tới 3,4 triệu người năm 2009. Tỷ lệ của nhóm di cư này trong tổng dân số cũng tăng tương ứng từ 2,5% trong năm 1989 lên 2,9% năm  1999 và 4,3% năm 2009. (Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam, Tổng cục Thống kê, 2009). Dự báo sẽ có tới 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị vào năm 2019, chiếm khoảng 5% dân số (Tổng cục thống kê 2011).  .

Đứng trước tình hình đó, Mạng lưới Hành động vì Lao động di cư, viết tắt là M.net đã được ra đời vào tháng 10 năm 2014. Mục đích hoạt động của mạng lưới là vận động thay đổi hệ thống chính sách để người lao động di cư, đặc biệt là lao động di cư ở khu vực phi chính thức, có thể tham gia và tiếp cận một cách bình đẳng vào hệ thống an sinh xã hội. Hoạt động vận động chính sách của mạng lưới dựa trên các nghiên cứu, bằng chứng, câu chuyện cụ thể nhằm mang lại một nền tảng vận động vững chắc cả về nghiên cứu lẫn thực tế, làm nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các thay đổi phù hợp. Sau một năm khởi xướng và hoạt động, mạng lưới đã có sáu thành viên là các tổ chức phi chính phủ Việt Nam tham gia.